tuổi thọ đầu máy in TSC, dau in tsc, đầu in tsc

Nội dung bài viết

Cách kéo dài tuổi thọ đầu máy in TSC

   Đầu máy in TSC là bộ phận quan trọng nhất trong máy in mã vạch TSC và cũng là bộ phận nhạy cảm nhất vì trong đầu in có rất nhiều điểm phát nhiệt nhỏ li ti. Máy in TSC có độ phân giải (dpi/dots per ich) càng cao thì các chấm phát nhiệt đó càng mảnh và dày đặc.

  Phần lớn các vấn đề sửa chữa bảo hành máy in mã vạch TSC đều có liên quan đến việc sử dụng và bảo dưỡng đầu in mã vạch không đúng cách. 

  1. Vệ sinh đầu máy in TSC theo định kỳ

  • Hãy làm sạch đầu in thường xuyên theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Là bạn nên làm sạch đầu máy in TSC vào mỗi lần bạn thay cuộn giấy hay mực in. Không sử dụng kim loại hay vật cứng gây xước để gỡ vết keo hay cạy chất bẩn tích tụ trên đầu in nhiệt. Hãy dùng các công cụ vệ sinh được nhà sản xuất khuyên dùng để tránh làm xước hay gây bẩn bề mặt đầu in. 
  • Khi lau đầu máy in TSC bạn nên lau theo một chiều, tránh động tác đưa qua đưa lại vì bụi bám trên khăn lau có thể làm xước bề mặt đầu in. 
  1. Làm sạch trục lăn thường xuyên

  Bụi giấy và bụi bẩn bám trên giấy in về lâu dài có thể bám vào và tích tụ lên đầu in và trục lăn (roller, trục quay, “trục áp lực”). Mỗi lần vệ sinh đầu máy in TSC, bạn đừng quên làm sạch toàn bộ con lăn bằng cách lau bằng vải bông mềm hoặc bông gòn có thấm cồn y tế. Nếu trục lăn bị kẹt giấy, hãy dùng tay xoay trục lăn và gỡ giấy ra từ từ. 

đầu máy in TSC, may in tsc

  1. Sử dụng mực, giấy in đảm bảo chất lượng

  • Giấy in kém chất lượng có nhiều bụi giấy và chất cặn có thể làm xước hoặc mài mòn lớp phủ bảo vệ các chấm phát nhiệt trên đầu in. Khi lớp bảo vệ bị tổn thương, các điểm phát nhiệt của đầu máy in TSC sẽ nhanh chóng bị hỏng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng in ấn.
  • Lưu ý rằng, nếu bạn sử dụng công nghệ in nhiệt trực tiếp, đầu máy in TSC sẽ tiếp xúc trực tiếp lên giấy decal cảm nhiệt gây ma sát và làm đầu in bị mòn nhanh hơn so với phương pháp in chuyển nhiệt nơi có mực ribbon ngăn đầu in tiếp xúc trực tiếp với bề mặt giấy in. Bạn cũng nên sử dụng mực ribbon có khổ rộng lớn hơn cuộn giấy để đầu in khỏi ma sát thường xuyên với bề mặt giấy in.
  1. Chỉnh áp lực và nhiệt độ đầu máy in TSC ở mức vừa đủ

  Nếu máy in của bạn có chức năng điều chỉnh các thiết lập, hãy làm theo chỉ dẫn và thiết lập trục áp lực và nhiệt độ đầu máy in TSC ở mức khuyến cáo của nhà sản xuất. Đừng tự động thiết lập ở mức tối đa vì nhiệt độ và áp suất ở đầu in sẽ được điều chỉnh lên mức cao nhất. Nhiệt độ cao cùng với độ ma sát lớn sẽ là những tác nhân khiến đầu máy in TSC của bạn tổn thọ nhanh hơn mức bình thường.

  1. Tốc độ in hợp lý

  Nếu công việc không đòi hỏi bạn phải chạy tốc độ in ở mức cao nhất, hãy điều chỉnh giảm tốc độ in về mức vừa phải nhưng lưu ý cũng phải phù hợp với tốc độ khuyến cáo cho loại giấy in (vật liệu in) bạn đang dùng.

  1. Đậy lắp máy in khi không sử dụng

  Bạn cũng có thể bảo vệ đầu máy in TSC và các cơ phận máy in khác khỏi bám bụi bằng cách đóng lắp máy in lại khi không sử dụng. Cẩn thận hơn, bạn cũng có thể phủ khăn hoặc giấy nylon lên để ngăn bụi bẩn bay vào bám vô các bộ phận trong máy. 

  1. Không nên chạm bề mặt đầu in bằng tay hay các vật dụng cứng

  Bề mặt đầu máy in TSC là thứ vô cùng nhạy cảm và rất dễ bị bám bẩn. Đừng cầm hay chạm trực tiếp vào đầu in nhiệt trong máy. 

Trả lời