giấy in mã vạch

Tìm hiểu về các loại giấy in mã vạch thông dụng

      Bạn đang tìm mua giấy in mã vạch, loại giấy in mã vạch theo hình thức: Decal dạng tờ, Decal dạng cuộnPhân loại giấy in mã vạch theo chất liệu: Giấy decal cảm nhiệt trực tiếp, Giấy decal chuyển nhiệt, Decal nhựa PVC, Decal giấy, Decal xi bạc, Decal satin. Loại giấy in mã vạch 1 tem, 2 tem, 3 tem,… >>> Liên hệ Cty Vinh An Cư. Alo Mr.Vinh: 0914.175.928

       Mã số trên giấy decal mã vạch là một công nghệ giúp nhận dạng và thu thập dữ liệu cho các loại hàng hóa; từ quần áo, giày dép đến ngành hàng thực phẩm, ăn uống; máy móc, đồ điện tử. Tem nhãn giấy in mã vạch càng ngày càng có xu hướng phát triển, cần thiết cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, sản xuất. Decal in mã vạch giúp quản lý hàng hóa và công việc kinh doanh.

      Tùy vào từng ngành nghề, tùy vào mục đích, môi trường sử dụng mà sẽ có những loại tem nhãn mã vạch, giấy in mã vạch cho phù hợp. Vừa là để phát huy được hết giá trị của nó. Vừa là để tiết kiệm được mức chi phí phải bỏ ra.

    Dưới đây là một số loại giấy in mã vạch thông dụng. Chúng đều được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng thường xuyên. Mỗi loại sẽ mang những đặc điểm, tính chất khác nhau. ” Khách hàng có thể dựa vào đó để biết mình thực sự cần loại decal nào và loại nào là dành cho sản phẩm hàng hóa của mình “

giấy in mã vạch

1/Phân loại giấy in mã vạch theo hình thức

  • Giấy decal dạng tờ

Loại giấy in tem nhãn này có 2 loại chủ yếu đó là giấy decal A4 và giấy decal A5.

    Giấy decal A4 có tem bế sẵn là loại giấy decal tờ được sử dụng khá rộng rãi. Nó được dùng để giải quyết các yêu cầu về mã số mã vạch mang tính tiện dụng. Bên cạnh loại tem bế sẵn thì cũng có loại decal A4 nguyên tấm; loại này có 3 màu đế là trắng, xanh và vàng. Khách hàng có thể mua về và cắt bế tem nhãn mã vạch theo ý mình về hình dáng và kích thước.

  • Giấy decal dạng cuộn

    Loại giấy in mã vạch này tiện dụng và chuyên nghiệp hơn so với decal dạng tờ. Không chỉ là dùng trong việc quản lý hàng hóa, decal dạng cuộn còn giúp khách hàng tra cứu thông tin, tính năng thẩm mỹ của hàng hóa, sản phẩm. Đồng thời thúc đẩy số lượng lựa chọn, mua sắm sản phẩm của khách hàng.

2/Phân loại giấy in mã vạch theo chất liệu

  • Giấy decal cảm nhiệt trực tiếp

   Loại giấy in mã vạch này sẽ được in bằng công nghệ in nhiệt trực tiếp, không sử dụng mực in chuyên dụng. Giấy decal cảm nhiệt trực tiếp rất có giá trị khi được sử dụng trong các ngành bán lẻ ở siêu thị, tem cân điện tử; dịch vụ chuyển phát giao nhận,… Thường loại giấy decal này được sản xuất theo dạng cuộn. Loại giấy in tem nhãn này vừa mang lại hiệu quả cao, vừa tiết kiệm được chi phí.

    Tuy nhiên nó vẫn có một số nhược điểm như dễ bị phai mờ mã vạch do không sử dụng mực in và cũng dễ trầy xước hơn. Thường thì tuổi thọ của nó chỉ khoảng từ 10 – 12 tháng.

  • Giấy decal chuyển nhiệt

Giấy decal nhựa PVC

    Được làm bằng chất liệu polyester. Vì thế mà nó có độ bền cao, xé không rách, không trầy xước và dẻo dai.

    Giấy in mã vạch PVC sử dụng cho những loại hàng hóa trong quá trình vận chuyển và sử dụng chịu nhiều va chạm, lực ma sát. Hoặc được dùng cho in tem nhãn mã vạch của các tiệm trang sức vàng bạc, đá quý.

Sử dụng loại mực để in là mực wax-resin hoặc mực resin.

Decal giấy in mã vạch

Có 2 loại là in cảm nhiệt và in truyền nhiệt.

Dạng decal cuộn là phổ biến

Được bế có thể là 1 tem, 2 tem, 3 tem, 4 tem/ hàng.

Ứng dụng linh hoạt trong kinh doanh bán lẻ các sản phẩm của nhiều lĩnh vực khác nhau.

Sử dụng mực sáp để in là chủ yếu.

Giấy decal xi bạc in tem nhãn

Dùng được cho nhiều ngành hàng sản xuất. Nhưng nhiều nhất vẫn là điện tử, cơ khí.

Loại tem mã vạch này được dùng để dán lên các loại thiết bị máy móc hoạt động ở nhiều môi trường khắc nhiệt khác nhau.

Thông số được in trên loại giấy in mã vạch này rõ ràng, tuổi thọ rất cao. Thường phải tương ứng với vòng đời của sản phẩm.

Phải sử dụng loại mực cực tốt. Có khả năng bất chất các điều kiện thời tiết, môi trường bất lợi.

Giấy decal satin in tem nhãn

Đây là một loại chất liệu vải.

Giấy in mã vạch Satin sử dụng phổ biến trong các mặt hàng thời trang, may mặc. Chúng được in lên thông tin, chỉ dẫn, khuyến cáo cho sản phẩm.

Chất liệu này mềm dẻo. Có thể giặt, vò, là, hấp mà không bị bong tróc, phai màu hay biến dạng.

Mực dùng cho chất liệu satin thường phải là những loại mực có chất lượng cực tốt.

3/Phân loại giấy in mã vạch theo đặc tính

  • Theo loại keo

Keo vĩnh cửu: Có độ bám dính cực tốt trên mọi bề mặt.

Keo đông lạnh: Sử dụng để dán các sản phẩm dùng/ bảo quản trong môi trường đông lạnh.

Keo bóc được: Loại keo có độ bám dính tương đối tốt. Song khi cần thì vẫn có thể bóc tách khỏi bề mặt.

  • Theo bề mặt tem

Tem mờ: Loại tem được cán mờ. Sử dụng ghi nhãn hộp, bao bì carton, pallet.

Tem bóng

Tem nhám

Tem trơn

Tem lốp: Dùng để dán trên bề mặt lốp xe.

Trả lời